Hướng dẫn làm một Website bằng WordPress dễ dàng


Bài viết này là một hướng dẫn khá cơ bản nhưng chắc chắn rất nhiều bạn quan tâm. Vì trong quá trình phát triển blog, mình nhận ra rất nhiều độc giả của kienthuccenter đang cần làm một website riêng để kiếm tiền online hay để kinh doanh, làm shop, làm site tin tức, làm dịch vụ,…

Ví dụ như mình là chuyên về kiếm tiền với affiliate marketing thì làm website là 1 kỹ năng “bắt buộc phải có” từ ngày mới tìm hiểu và action.

Đọc thêm : Vì sao nên kiếm tiền với affiliate marketing

Nói chung trong thời điểm hiện tại, có rất nhiều hình thức kiếm tiền online mà nếu bạn biết làm website thì bạn sẽ có lợi thế rất lớn. Thậm chí bạn muốn làm những thứ hay ho phi lợi nhuận như viết blog, làm website ảnh, nhật ký,..thì cũng phải biết kỹ năng này.

Nhiều bạn sẽ tự hỏi rằng “làm website có khó không”, “làm website như thế nào”, “chắc phải thuê ai đó làm website”,….Thời gian mới bắt đầu mình cũng tự đặt ra những câu hỏi tương tự, và cũng tự mày mò câu trả lời trên mạng.

Có thể bây giờ bạn chưa biết làm website nhưng mình khằng định với bạn là “LÀM WEBSITE RẤT DỄ” , nếu bạn bỏ chút ít thời gian cũng sẽ làm được

Tại sao không biết code mà vẫn làm được website ? Từ khi WordPress ra đời và nhiều người biết đến thì việc làm website dễ như trở bàn tay, bạn có thể làm 100% không cần nhờ ai thiết kế cả, trừ khi bạn muốn làm website cực chuyên nghiệp, chức năng theo ý, code theo ý bạn thì bạn hẵng thuê, nhưng nếu bạn muốn như thế giá thuê cũng vài chục triệu.

Còn những website bình thường như những trang web bạn hay lướt hàng ngày thì bạn cũng có thể tự làm được. Blog kienthuccenter của mình cũng đang sử dụng WordPress để làm.

huong dan lam wordpress

  1. Tìm hiểu tại sao nên tự làm website ?
  2. Kiếm tiền online bằng việc phát triển website
  3. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về làm website
  4. Nên sử dụng shared host, VPS hay máy chủ riêng ?
  5. Bước 1 : Bắt đầu chọn mua shared hosting & domain
  6. Bước 2 : Kết nối domain – hosting lại với nhau.
  7. Bước 3 : Cài đặt WordPress cho website của bạn
  8. Bước 4 : Chọn giao diện cho trang web của bạn (themes)
  9. Bước 5 : Cài đặt các WordPress plugin cơ bản

Tìm hiểu tại sao nên tự làm website ?

Việc tự làm website khiến cho bạn có thể tận dụng hết các chức năng của website vào công việc, bạn không muốn phải mỗi lần sửa hay thêm chức năng nào cũng phải gọi điện cho bên thiết kế mà họ vẫn lười cả tuần chưa chịu sửa cho bạn.

Rất nhiều chức năng khác của website hỗ trợ cho công việc marketing khá tốt mà bạn nếu không tự làm sẽ không biết áp dụng, và nếu bạn đi thuê đảm bảo bạn sẽ gặp trên 70% những đứa “không có tâm”, làm xong theo demo ban đầu chứ không tư vấn thêm cho bạn là nên gắn công cụ nào, sử dụng ra sao,…

Đặc biệt là những bạn kiếm tiền trên mạng (như mình) thì “bắt buộc phải biết làm website”, nếu bạn đi thuê thì bên làm web xem như họ đang giữ money site (website sinh tiền) của bạn, sau này site bạn sinh ra lợi nhuận cao thì tài sản của bạn không có sự đảm bảo nào.

Ví dụ blog của mình làm bằng WordPress :

website kienthuccenter wordpress

Thêm nữa, nếu bạn tự làm 1 website, bạn chỉ cần bỏ 1 khoản chi phí ban đầu (rất nhỏ). Còn nếu đi thuê, tính về lâu dài bạn mất khá nhiều tiền, nếu như bạn không biết chút gì, bên thiết kế sẽ bảo phải xài hosting của của họ đóng tiền theo năm khá là đắt, thứ mà bạn không biết là có thể mua bên ngoài với giá rẻ hơn.

Hiện tại trên mạng có một số khóa học hướng dẫn làm website bằng WordPress mà lấy tận từ mấy trăm đến mấy triệu, cam kết làm được website. Sự thật là những kiến thức hay hướng dẫn làm wordpress bạn có thể tìm trên mạng mà không mất phí, ví dụ như hướng dẫn mà bạn chuẩn bị đọc.

Bạn thấy đó, có cả tỉ lý do bắt buộc bạn phải tự biết làm website, điều này sẽ tốt cho bạn.

Kiếm tiền online bằng việc phát triển website

Kiếm tiền trên mạng hiện đang là xu hướng, ở bài viết 12 hình thức kiếm tiền online uy tín, mình có đề cập đến rất nhiều hình thức bắt buộc phải biết làm website, chủ yếu sẽ theo 2 hướng :

  • Hướng free traffic :Làm website xong, bạn điều hướng người truy cập từ các công cụ tìm kiếm bằng kỹ năng SEO, hoặc từ mạng xã hội => Khách hàng vào website đọc bài sau đó quyết định mua hàng thông qua website.
  • Hướng paid traffic :Làm website xong, bạn có thể điều hướng người truy cập từ quảng cáo (Facebook ads, Google Ads,…) => Khách hàng vào website và mua hàng thông qua website của bạn

Dù có hướng nào , lợi ích của website vô cùng to lớn. Nếu bạn làm tốt, giá trị website của bạn sẽ tăng theo từng ngày. Sau này vì 1 lý do nào nữa mà bạn không muốn làm nữa, bạn có thể bán lại website với giá cao.

Một số bạn làm nichesite hay authority site giờ bán 1 site vài vài ngàn đến vài chục ngàn usd,….như cơm bữa. Và mình nhắc lại một điều “làm website cực dễ”. Bài viết này sẽ chỉ ra cho các bạn điều này.

Ví dụ blog của Ninhdon làm bằng WordPress và em ấy cũng có 1 nguồn thu khá ổn ở blog này.

ninhdon-wordpress.png

 

Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về làm website

Nếu bạn học hay làm chuyên sâu, có cực kỳ nhiều các khái niệm mà bạn phải học, nhưng mình biết rằng bạn mới tập tành, chưa biết làm website, nên mình chỉ cần bạn nắm được 3 khái niệm sau đây thôi là đủ :

  • WordPress: Là mã nguồn mở giúp bạn phát triển website, bạn sẽ làm website trên nền tảng này, xu hướng bây giờ nhà nhà wordpress, người người wordpress, đơn giản lý do là nó tối ưu, nhiều giao diện có sẵn bạn không cần biết mã code này nọ, cộng đồng người sử dụng lớn và đặc biệt nhiều nhà phát triển bên thứ 3 mang lại nhiều lợi ích, chức năng rất hay ho cho website của bạn.

Nhiều bạn hỏi mình sao không sử dụng blogspot cho tiết kiệm thì mình đã giải thích ở bài viết : Nên chọn WordPress hay Blogspot để làm website. Nói tóm lại bạn làm website mục đích phi lợi nhuận, làm chơi chơi thì có thể chọn blogspot, còn nếu làm để kiếm tiền, có sức cạnh tranh với đối thủ thì nên chọn WordPress (Blogspot cũng có thể tối ưu rất tốt nhưng phải biết lập trình)

  • Hosting: Để xây dựng được một website thì trước hết bạn cần phải có hosting, hosting rất nhiều chức năng, nhưng bạn cứ hiểu đơn giản hosting lànơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu cho website của bạn. Như kiểu website của bạn là 1 ngôi nhà thì hosting là mảnh đất. Hosting thì bạn phải mua mới có, cũng có hosting free nhưng nó rất giới hạn và chạy chậm, không ổn định, không nên sử dụng.
  • Domain: Là tên miền, có đuôi .com, .net, .org,…. ví dụ kiemtiencenter.com là một cái domain, google.com cũng là một cái domain,…

Định nghĩa về các khái niệm mình đưa ra sẽ không đầy đủ nhưng mình muốn bạn hiểu như vậy là được,  bạn muốn biết chi tiết định nghĩa chuẩn về từng khái niệm có thể lên google tìm thêm.

 

Nên sử dụng shared host, VPS hay máy chủ riêng ?

Trước tiên bạn muốn làm website thì phải đầu tư hosting để “tối ưu hóa” và “chuyên nghiệp hóa” quá trình làm việc của bạn cũng như toàn quyền kiểm soát với website của bạn.

Nếu bạn thuê người khác làm website cho bạn thì mình chắc chắn 100% là họ sẽ bắt bạn mua hosting của bên họ, 1 số dịch vụ xài host rẻ tiền cùi bắp mà lấy bạn mấy triệu mỗi năm, chưa tính tiền làm website.

Về hosting thì có 3 loại cho bạn chọn :

  • Dedicated Server :Là 1 máy chủ vật lý riêng và bạn toàn quyền với máy chủ này. Giá thuê đắt và khó sử dụng, không phù hợp với người mới.
  • Virtual Private Server (VPS) :Cũng là máy chủ riêng tuy nhiên không phải là máy chủ vật lý, mà là máy chủ ảo được sinh ra bởi máy chủ vật lý. Bạn vẫn có thể toàn quyền với máy chủ ảo này, nhưng cũng khó sử dụng với người mới, chỉ sử dụng khi bạn đạt đến level tầm trung.
  • Shared host :Là 1 hosting được sinh ra bởi 1 máy chủ riêng biệt, và ở 1 máy chủ này người ta tạo ra nhiều shared host ví dụ A, B, C, D,…thì nếu bạn là sử dụng A thì B, C, D là những người hàng xóm của bạn. Tuy dùng chung máy chủ mẹ nhưng các dữ liệu lại riêng biệt. Shared host rất dễ sử dụng với người mới, đây là dạng host mình khuyên bạn nên dùng ở thời điểm bắt đầu

Chốt lại người mới nên sử sụng shared hosting, khi nào cứng tay, có thành quả lớn rồi chuyển qua VPS hay Sever riêng sau.

Okie tất cả các kiến thức cơ bản bạn đã nắm được, mình sẽ bắt đầu chuyển qua phần chính là hướng dẫn bạn làm 1 website WordPress từ A-Z

 

Bước 1 : Bắt đầu chọn mua shared hosting & domain

Nhà cung cấp shared hosting thì có cả trăm cả ngàn nơi, tuy nhiên không phải ở đâu cũng uy tín, dịch vụ chất lượng, tốc độ ổn định, hỗ trợ tốt, và với người mới điều quan tâm nữa đó là giá thành hợp lý.

Giữa 1 rừng lựa chọn, bạn không biết nên sử dụng nhà cung cấp nào và cũng không có hướng dẫn sử dụng. Vì vậy mình sẽ có luôn hướng dẫn cho bạn, hãy click vào bài dưới đây để chọn :

3 shared hosting uy tín có giá thành tốt cho người mới

Chi phí hosting bạn có thể thấy không đáng là bao, ví dụ với Godaddy bạn chỉ tốn $1/tháng. Với những nhà cung cấp khác cũng chỉ vài trăm ngàn cho năm đầu tiên (bạn có thể chọn trả theo tháng)

Việc đầu tư hosting là hoàn toàn đúng đắn, vì bạn không thể cạnh tranh lại với các đối thủ khác khi họ chọn trả phí còn bạn chọn miễn phí, như vậy hoàn toàn không hay chút nào.

Domain thì đơn giản hơn rất nhiều, ở bài hướng dẫn hosting mình cũng có hướng dẫn về domain luôn ! Hãy quay lại đây đọc tiếp khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ hosting & domain.

 

Bước 2 : Kết nối domain – hosting lại với nhau.

Website của bạn chỉ chạy khi và chỉ khi domain và hosting được kết nối với nhau, để làm được việc này bạn phải :

  • Thêm domain vào host(thao tác trên giao diện quản lý hosting)
  • Trỏ IP hoặc DNS từ domain về host(Thao tác ở cài đặt domain)

Hosting thì bạn mua 1 lần xài lâu dài, còn domain sau này bạn làm bao nhiêu website thì mua chừng đó domain, giá domain cũng khá rẻ, thỉnh thoảng có mã giảm giá cực rẻ

Về cơ bản, việc kết nối domain và hosting được thực hiện dễ dàng, nhiều bước nhưng rất dễ để thực hiện. Tương ứng với 3 hosting mình khuyên dùng, cũng sẽ có 3 hướng dẫn cài đặt WordPress tương ứng như sau :

Đọc chi tiết : Hướng dẫn trỏ kết nối domain và hosting (kèm hình ảnh cụ thể)

(Đang hoàn thiện)\

 

Bước 3 : Cài đặt WordPress cho website của bạn

Sau khi domain của bạn và hosting của bạn đã kết nối được với nhau thì bạn đã có thể bắt đầu xây dựng trang web, bạn đang xây dựng website trên nền tảng WordPress nên phải cài đặt nền tảng này vào website trước, việc cài đặt này có thể thực hiện theo 2 cách :

  • Cài đặt tự động :Hầu như hiện tại các hosting đều có mục cài đặt tự động WordPress và bạn chỉ việc cài đặt trong vài thao tác đơn giản, rất dễ.
  • Cài đặt bằng tay :Bạn cũng có thể cài đặt WordPress thủ công bằng FTP Filezilla hoặc các phần mềm tương tự

Tương tự, mình sẽ hướng dẫn bạn cài đặt WordPress với 3 hướng dẫn trực quan nhất

Đọc chi tiết : Hướng dẫn cài đặt WordPress cho Website

(Đang hoàn thiện)

Sau khi thực hành xong phần cài đặt wordpress, bạn có thể thấy website của bạn đã chạy được và cơ bản là bạn đã tạo xong một trang web, bạn có thể tạo hàng trăm cái website bằng cách tương tự.

Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản khi bạn thực hành theo từng bước của mình, không nên phức tạp hóa vấn đề bởi các bước trên và tiếp theo sau đây hầu như bạn đều có công cụ hỗ trợ.

 

Bước 4 : Chọn giao diện cho trang web của bạn (themes)

Website của bạn được xây dựng dựa trên mã nguồn mở WordPress, nên việc các bên thứ 3 sẽ tạo ra hàng triệu giao diện có sẵn, một phần miễn phí, một phần trả phí, bản thân WordPress cũng có một kho giao diện miễn phí và trả phí mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích website của bạn. Chúng ta làm website dường như chỉ có những mục đích chính sau đây :

  • Làm website tin tức
  • Làm website bán hàng
  • Làm blog riêng, viết những kiến thức của bạn, như kiemtiencenter.com vậy
  • Làm dịch vụ riêng.
  • ……

Mỗi mục đích khác nhau bạn đều phải chọn những giao diện sao cho phù hợp, và các nhà sản xuất giao diện đều có thể đáp ứng được 100% nhu cầu của bạn. Giao diện (theme) sẽ chia làm 2 loại

  • Miễn phí: Các giao diện đơn giản, ít tính năng, phù hợp với làm blog riêng , chia sẻ kiến thức, blog,…Bạn sử dụng miễn phí
  • Trả phí: Đầy đủ tính năng phù hợp với nhu cầu của bạn, rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn. Bạn phải trả phí để sử dụng

Đặc biệt bạn nào là Designer có thể học làm giao diện WordPress, làm cho người khác hoặc bán trên các chợ theme, ví dụ blog nổi tiếng về kiếm tiền affiliate marketing Smartpassiveincome của Pat Flynn sử dụng giao diện tự code nhìn rất chuyên nghiệp :

smartpassiveincome-wordpress

Với việc cài đặt giao diện (theme) dành cho website của bạn, mình đã viết ra một bài riêng để các bạn dễ tìm hiểu, hãy đọc bài viết đó ngay sau đây :

Đọc chi tiết : Hướng dẫn cài đặt giao diện (theme) cho Website sử dụng WordPress 

Ok sau khi làm xong giao diện thì bạn cố gắng ngồi mày mò sửa đổi sao cho website của bạn nhìn đàng hoàng, chỉnh chu 1 chút. Tiếp đó là đến phần cài đặt 1 số plugin phổ biến.

 

Bước 5 : Cài đặt các WordPress plugin cơ bản

WordPress Plugin là những công cụ có những tính năng riêng biệt, mà trong mã nguồn WordPress sẽ không tích hợp. Cũng như themes, WordPress Plugin có 2 loại trả phí và miễn phí. Để tìm hiểu sâu hơn về WordPress bạn hãy chuyển qua 2 bài viết chuyên sâu sau :

Như vậy bài hướng dẫn này sẽ chỉ dừng ở mức bạn đã tạo được 1 trang web wordpress, công việc này là khá căn bản và ai cũng có thể làm được. Sau khi hoàn thành trang web, bạn sẽ có khá nhiều việc phải làm với nó, ví dụ :

  • Phát triển nội dung
  • Tối ưu hóa SEO Onpage
  • Chỉnh sửa lại giao diện sao cho vừa ý
  • Vọc thêm nhiều tính năng hay của WordPress
  • …..

Những nội dung đó sẽ không bao gồm trông bài hướng dẫn này, mà mình sẽ update dần dần những hướng dẫn, bạn có thể tìm thấy những nội dung mới trong thời gian tới tại thư mục hướng dẫn tự học WordPress trong blog của mình.

Bạn muốn biết: Làm thế nào để thêm Adsense vào WordPress?

Chúc các bạn thành công, nếu gặp bất cứ lỗi gì trong quá trình thực hành, hãy bình luận ngay dưới đây, mình sẽ trả lời comment trong 24 giờ.

Một suy nghĩ 1 thoughts on “Hướng dẫn làm một Website bằng WordPress dễ dàng

Bình luận về bài viết này